
NGHỆ THUẬT TRUNG HOA – HÍ KỊCH (PHẦN 2)
Trang phục của kinh kịch cũng là một điểm đáng chú ý. Phục trang biểu diễn thường là kiểu cách thời nhà Minh. Màu sắc đỏ xanh, vàng trắng đỏ đen đủ cả. Những bức họa trên trang phục cũng được dệt nên từ chỉ năm sắc, vô cùng chói lòa. Mũ đội đầu của các nhân vật cũng cô vùng sáng chói, tỏa rực ánh sáng. Tuy nhiên, vẫn có những nhân vật lại vận y phục giản dị, nhã nhặn.

Bước vào thế kỉ 20, Trung Quốc chịu ảnh hướng của văn hóa nước ngoài, từ đó mà nổi lên những môn nghệ thuật mới như kịch nói, ca kịch, vũ kịch mà trong đó kịch nói là nổi bật hơn cả. Cái tên “họa kịch” hay chính là kịch nói được đạo diễn Hồng Thẩm – người đã có quá trình học tập hí kịch phương Tây tại Mỹ và luôn muốn phát triển nó tại Trung Quốc đặt ra. Kịch nói cho đến vận động Ngũ Tứ thì hoàn toàn phát triển hoàn thiện. Và sau đó lấy mốc năm 1949 – năm ra đời của Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa để phân hai giai đoạn đương đại – hiện đại. Kịch hiện đại của Trung Quốc cũng đã có vị trí đặc biệt trên diễn đàn kịch trên thế giới.
Vào năm 1949, Hiệp hội Công tác viên Hí kịch Trung Quốc được thành lập tại Bắc Kinh, và dưới sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sau đó rất nhiều học viên về hí kịch đã được ra đời. Đồng thời, có nhiều tác phẩm xuất sắc đã xuất hiện trên sân khấu, như “Trà quán”, “Quan Hán Khanh”,”Mã Lan Hoa”,… .
“Trà quán” của Lão Xá đã thể hiện được sự theo đuổi sự dân tộc hóa của kịch nói, và sức ảnh hưởng lan tỏa rộng lớn khi còn qua Liên bang Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật Bản … để biểu diễn, từ đó được gọi là “Kì tích của sân khấu Đông Phương”. Tác phẩm lấy bối cảnh tại một quán trà lớn tại Bắc Kinh cũ, miêu tả xã hội Bắc Kinh trong ba giai đoạn khác nhau là cuối thời nhà Thanh, đầu thời Dân Quốc và kháng chiến thắng lợi. Trong suốt 50 năm lịch sử được tái hiện lại trên sân khấu, đã có tận 70 nhân vật tha gia, từ đó thể hiện được sự biến đổi của dòng lịch sử Trung Hoa. Vương Lợi Phát là chủ quán, xung quanh ông là mọi tầng lớp người trong xã hội, mà những nhân vật này đều có vận mệnh thay đổi theo sự biến động của lịch sử. Tùng nhị gia là con cháu Bát Kỳ, vận mệnh của hắn cũng như đế quốc Đại Thanh của mình, dần dần lụy tạn. Tần nhị gia một lòng muốn xây dựng công thương nghiệp lại thất bại hoàn toàn dưới thế lực của phong kiến và chủ nghĩa Đế quốc. Hay như chủ quán Vương Lợi Phát chỉ muốn an tâm lập nghiệp, nhưng sự biến động của xã hội cùng đẩy anh ta vào trạng thái không lối đi, từ đó mà ra đi trong u sầu. Kết thúc của vở kịch là nhiều người bị đổ vỡ bởi cuộc sống, những người già bị vận mệnh trêu đùa tập hợp lại, bắt những tờ tiền giấy, cười ngượng cầm lên tự cúng cho bản thân dù đang sống. Cảnh tượng này hoàn toàn lột tả được tình hình dân tình đói khổ, từ đó thể hiện giai đoạn này ắt kết thúc để mở sang giai đoạn mới. Sự thành công của tác phẩm kịch “Trà quán” cũng thể hiện tài năng viết lách của tác giả Lão Xá cùng sự tài hoa của đạo diễn Tiêu Cúc Ẩn.
Hiện tại, Học viện cao đắng hí kịch Trung Quốc hiện có ba trường là Học viện Hí kịch Trung ương, Học viên hí kịch Thượng Hải và Học viện Hí khúc Trung Ương, mỗi năm đều cho ra những mầm non nghệ thuật đầy triển vọng cho nền nghệ thuật hiện đại của Trung Quốc.
Tiếng trung Anfa : https://tiengtrungcoban.vn
Fanpage: ANFA – TIẾNG TRUNG CƠ BẢN
Địa chỉ: Chùa Láng, Đống Đa . 096 568 52 66