
NGHỆ THUẬT TRUNG HOA – HÍ KỊCH (PHẦN 1)
Nghệ thuật của đất nước Trung Hoa vô cùng phong phú và được thể hiện với nhiều hình thức khác nhau, như hội họa, âm nhạc, vũ đạo, nhạc kịch, điện ảnh, vv. Các hình thức nghệ thuật này được chia thành các nhóm: Nghệ thuật tạo hình (gồm hội họa, điêu khác, kiến trúc …), nghệ thuật biểu diễn ( gốm âm nhạc, vũ đạo, khúc nghệ), nghệ thuật tổng hợp (gốm điện ảnh truyền hình, hí kịch) và nghệ thuật ngôn ngữ (chủ yếu chỉ văn học). Bài viết này sẽ giới thiệu một cách khái quát về Hí kịch – một trong các môn nghệ thuật tổng hợp của Trung Quốc.
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm của Hí kịch. Hí kịch, hay nghệ thuật diễn tuồng của Trung Quốc, là cách gọi chung cho biểu diễn nghệ thuật mà sử dụng ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo, thậm chí là con rối,… với mục đích kể lại một câu chuyện nào đó. Bởi vậy, “diễn viên”, “cốt truyện”, “sân khấu” và “người xem” là bốn yếu tố tạo nên Hí kịch, trong đó “diễn viên” là quan trọng nhất, không có diễn viên thì không còn là Hí kịch.
Hí kịch Trung Quốc về cơ bản có thể chia ra làm hai nhóm, truyền thống và hiện đại. Trong đó, hí khúc đại diện cho môn nghệ thuật hí kịch truyền thống, còn kịch nói, ca kịch, … thì thuộc phạm trù hiện đại.
Hí khúc Trung Quốc bắt nguồn từ thời nhà Tần – Hán. Qua dòng lịch sử phát triển lâu dài, dần dần đã hình thành nên Trung Quốc Ngũ đại Hí khúc, tức năm nhánh hí khúc lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm Kinh kịch, Việt kịch, Hoàng Mai kịch, Bình kịch và Dự kịch.
Hí khúc so với kịch nói hay nhạc kịch Tây phương khác nhau ở chỗ, môn nghệ thuật này không tách phần nói và hát, mà lại là sự kết hợp nhuần nhuyễn âm nhạc, thoại nói, diễn hát, vũ đạo, võ thuật, tạp kĩ vv. Hơn nữa, đặc điểm quan trọng nhất của hí khúc là ở tính hư cấu – tức trong trường hợp nhưng vật trong cuộc sống khó tái hiện trên sân khấu thì phải dùng những cách hư cấu để thể hiện ra, như dùng tay, động tác cơ thể, bước đi để diễn tả đang đi ra ngoài, đang lên lầu, thậm chí leo núi hay lặn xuống nước vv, hay ví dụ như cầm roi quất ngựa để tượng trưng đang cưỡi ngựa, hay dùng cờ được vẽ bánh xe lên trên thay cho xe, và diễn viên phải đi đi lại lại như đã ngồi xe rất lâu. Vì thế mà để chọn ra được diễn viên cho môn nghệ thuật này không hề dễ dàng, chọc lọc cũng vô cùng khắt khe và phải luyện tập từ khi còn nhỏ. Đồng thời, người xem cũng phải tự trang bị kiến thức nhất định thì mới cảm thụ được Hí khúc.
Trong Ngũ đại Hí khúc thì Kinh kịch được coi là đại diện tiêu biểu nhất. Sở dĩ vậy, là vì Kinh kịch được hình thành tại Kinh Thành (Bắc Kinh hiện nay) vào thời Thanh, với mọi phương diện thanh nhạc, vũ đạo, võ nghệ đều nổi bật, cộng thêm hát, nói đều gần với tiếng Phổ thông mà trở nên dễ hiểu và được tiếp nhận ở nhiều địa phương hơn, từ đó ảnh hưởng toàn quốc.
Ngoài ra, nhắc đến Kinh kịch thì phải kể đến sự phân vai vô cùng tỉ mỉ. Có bốn loại vai trong Kinh kịch, đó là “đán”, “sinh”, “tịnh”/ “hoa liễm” và “sửu”. Vai nữ được gọi là “đán”, rồi chia nhỏ ra thành “thanh y”, “hoa đán”, “lão đán”, “võ đán” vv. Vai nam thì gọi là “sinh”, rồi lại chia ra thành “tiểu sinh”, “lão sinh”, “võ sinh” vv.Trong đó, hoa đán hay tiểu sinh là nhân vật trẻ tuổi, lão đán hay lão sinh thì lớn tuổi hơn, còn võ đán và võ sinh là nhân vật có thể đánh võ. Đó là phân theo độ tuổi hoặc xuất thân. Còn luận về tính cách, nhân phẩm, thì các nhân vật lại được phân biệt bởi cách trang điểm trên khuôn mặt, mà cũng chính là “mặt nạ” của nhân vật, có thể nhận ra bởi các “tịnh” hay “sửu”. Những nhân vật mang tính hài hước, trên mặt phần mũi tô trắng, và được gọi là “tiểu sửu”. Những người trung thành, anh dũng sẽ được tô đỏ như Quan Vũ, những kẻ gian dối hung dữ sẽ tô trắng như Tào Thào, những ai cương trực, thẳng thắn sẽ được màu xanh lam biểu hiện như Đậu Nhĩ Đôn, còn đen là cho những vị công chính liêm minh như Bao Chửng vv.
Tiếng trung Anfa : https://tiengtrungcoban.vn
Fanpage: ANFA – TIẾNG TRUNG CƠ BẢN
Địa chỉ: Chùa Láng, Đống Đa . 096 568 52 66
Tag:hí kịch